Tăng áp lực nước trong đường ống là việc không đơn giản, bởi vì bạn cần phải xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra áp lực nước yếu là do đâu, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến áp lực nước trong đường ống bị yếu, có thể đó là những nguyên nhân đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện được, ngược lại cũng có nhiều nguyên nhân rất phức tạp rất khó xử lý, đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết hoặc cần sự trợ giúp từ những nhân viên kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm.
Ví dụ áp lực nước chỉ yếu tại một vòi, hay áp lực yếu trên phạm vi rộng? Áp lực nước yếu mới xảy ra gần đây hay đã tồn tại trong thời gian dài. Tóm lại, giải pháp chính xác để xử lý sẽ phụ thuộc vào vấn đề, nguyên nhân đang diễn ra trên thực tế. Và sau đây, chúng tôi xin liệt kê một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng áp lực nước trong đường ống bị yếu, cũng như gợi ý một số phương pháp đơn giản, hiệu quả giúp bạn giải quyết tình trạng này.
Nguyên nhân nước yếu và cách tăng áp lực nước?
Như chúng tôi đã nói, để tăng áp lực nước thì bạn cần phải xác định được nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng áp lực nước bị yếu để từ đó chữa đúng bệnh.
1. Nguyên nhân 1: Áp lực nước yếu do đường ống
Đây là một nguyên nhân cũng khá phổ biến, áp lực nước yếu do quá trình lắp đặt đường ống nước chưa đúng kỹ thuật, đường kính ống không phù hợp, cao độ, độ nghiêng, có quá nhiều khúc cua, ống nước quá dài cũng làm giảm áp lực nước, làm cho nước chảy chậm, nước chảy yếu...
- Cách khắc phục và tăng áp lực nước: Với trường hợp áp lực nước yếu do hệ thống đường ống, bạn có thể thay mới hệ thống đường ống nước, nhưng việc này có chi phí rất cao.
Đối với những hệ thống đường ống âm tường thì việc này gần như là không thể, để khắc phục tình trạng này một cách tối ưu bạn có thể lắp thêm máy bơm tăng áp để bổ sung áp lực nước cho đường ống. Việc lắp máy bơm tăng áp có thể sẽ giúp bạn khắc phục hoàn toàn tình trạng áp lực nước yếu do đường ống, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng nước của gia đình.
- Lưu ý: việc chọn mua máy bơm tăng áp phù hợp với tình hình thực tế không phải là điều dễ dàng, bạn cần phải nắm rõ lưu lượng nước mà gia đình mình sử dụng như thế nào, áp lực nước thực tế ra sao? Để từ đó có thể chọn được một dòng bơm phù hợp nhất.
2. Nguyên nhân 2: Áp lực yếu do van 2 chiều
Van khóa nước 2 chiều giúp chúng ta đóng mở đường ống nước. Trong quá trình sử dụng van 2 chiều của đường ống cấp nước có thể không được mở toàn bộ, hoặc cũng có thể là do quá trình sử dụng, van đóng mở để khóa nước không mở hết ra hay do van khóa bị hỏng.
- Khắc phục lỗi áp lực nước yếu do van 2 chiều: Để khắc phục tình trạng áp lực nước bị yếu do nguyên nhân này, bạn cần kiểm tra lại van khóa nước 2 chiều xem có mở hết không, hay van 2 chiều có bị hư hỏng gì không, để tiện khắc phục, thay thế.
3. Nguyên nhân 3: Do áp lực nước thủy cục bị yếu
Áp lực nước thủy cục bị yếu có thể thay đổi theo từng thời điểm trong ngày, nếu nhà bạn lại không có bồn chứa nước dự trữ sẵn, thì tình trạng áp lực nước bị yếu chắc chắn sẽ xảy ra thường xuyên. Đây là nguyên nhân có thể nói là khá phổ biến hiện nay. Ngoài ra, vào các giờ cao điểm mọi người cùng sử dụng nước, chắc chắn nguồn nước sẽ bị hao hục, gây ra tình trạng nước yếu…vì vậy áp lực nước yếu là điều hiển nhiên.
- Khắc phục áp lực nước yếu do nguồn nước cấp: Để khắc phục tình trạng áp lực nước yếu cho đường ống thủy cục thì bạn có thể lắp đặt thêm bồn chứa nước dự trữ ở trên cao, để đảm bảo vào các thời điểm trong ngày nước không chảy yếu do quá nhiều người dùng.
Hoặc bạn cũng có thể lắp thêm máy bơm tăng áp trực tiếp cho đường nước thủy cục để tăng áp lực nước cho đường ống. Tuy nhiên việc này chỉ giải quyết được một phần nào đó tình trạng áp lực nước yếu.
- Lời khuyên: để đảm bảo áp lực nước đầy đủ trong mọi thời điểm sử dụng, bạn nên lắp một bồn chứa nước từ trên cao, sau đó gắng thêm một máy bơm tăng áp phía sau bồn nước để gia tăng và đảm bảo áp lực đầy đủ nhất trong đường ống. Đây là giải pháp tối ưu cho vấn đề này.
4. Nguyên nhân 4: Áp lực nước yếu do đường ống bị đóng cặn
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng áp lực nước bị yếu là do đường ống cấp nước hoặc van 1 chiều, vòi nước…bị nghẹt do các chất cặn bã tích tụ. Đa số những hộ gia đình ở nông thôn sử dụng nguồn nước cấp là nước giếng khoan, nước ao, sông, suối…không có bộ lọc đầu nguồn. Ngoài ra, ở những thành phố lớn sử dụng nước thủy cục, cũng có thể dẫn đến hiện tượng này nếu không thường xuyên vệ sinh bồn nước, bể nước…làm cho nguồn nước bị đóng nhiều cặn, bụi bẩn.
- Khắc phục áp lực nước yếu do cặn bã tích tụ: Để khắc phục tình trạng cặn bã trong đường ống chúng ta cần thường xuyên vệ sinh bồn nước, bể nước định kỳ nhằm loại bỏ cặn bã, phèn, rác hay xác động vật, côn trùng trong bồn chứa. Mặc khác, bạn cũng nên lắp thêm bộ lọc đầu nguồn giúp ngăn chặn bớt cặn bã và phèn trong nước.
5. Nguyên nhân 5: Áp lực nước yếu do rò rỉ hay vỡ đường ống nước
Một nguyên nhân khác, có thể là do rò rỉ đường ống cấp nước trong nhà hay vỡ đường ống nước âm cũng làm cho áp lực nước chảy yếu.
- Khắc phục: Đối với trường hợp nước bị rò rỉ, hay đường ống bị vỡ bạn nên nhờ thợ dò tìm rò rỉ nước uy tín giúp bạn xác định vị trí rò rỉ, sau đó tiến hành sửa hoặc thay thế đường ống nước âm bị vỡ.
6. Nguyên nhân 6: Áp lực nước yếu do áp lực của từng thiết bị sử dụng bị yếu.
Với trường hợp vòi nước, vòi sen, bình nóng lạnh, máy giặt hay các thiết bị sử dụng nước bị yếu. Nguyên nhân có thể là do thiết bị sử dụng nước bị tắc hoặc có cặn bã bám vào lâu ngày tích tụ dần, làm giảm áp lực nước.
- Khắc phục: Để tăng áp lực nước trong trường hợp này, bạn chỉ cần tháo các vòi nước, vòi sen… Để vệ sinh và lắp lại. Một số trường hợp vòi đã quá cũ mà không thể khắc phục, bạn cần thay thế mới các thiết bị hư hỏng.
7. Nguyên nhân 7: Áp lực nước bị yếu do sự chênh lệch áp lực nước.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra áp lực nước bị yếu cũng có thể là do áp lực nước tại máy giặt, bình nóng lạnh hay các thiết bị sử dụng nước khác có sự chênh lệch áp lực ở thiết bị sử dụng và áp lực nguồn nước cấp. Nghĩa là bình thường áp lực nước sử dụng sinh hoạt trong gia đình chỉ ở mức trung bình, nhưng khi nước cấp cho bình nóng lạnh, máy giặt bị yếu là do 2 thiết bị này đều có van điều áp. Nước muốn cấp được thì áp lực của nguồn nước cấp cần phải cao hơn áp lực của van điều áp. Chính sự chênh lệch áp lực nước này có thể dẫn đến áp lực nước bị yếu.
Khắc phục:
Để khắc phục hiện tượng này, bạn nên lắp đặt máy bơm nước tăng áp cho từng thiết bị sử dụng nước hoặc máy bơm tăng áp cho hệ thống nước để tăng áp lực và giữ cho áp lực nước trong đường ống luôn ổn định
Phần tóm kết
Để tăng áp lực nước cho đường ống, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng nước, bạn cần phải xác định được nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng áp lực nước của gia đình bị yếu để từ đó đưa ra giải pháp sử lý phù hợp.
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn những nguyên nhân cũng như cách để tăng áp lực nước, bạn có thể tham khảo từng nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu có nhu cầu về các thiết bị máy bơm nước hoặc trong quá trình sử dụng gặp sự cố hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Hotline: 0943500600
- Lợi Ích Của Máy Bơm Chìm Cắt Rác ADELINO (09.01.2025)
- Đặc điểm nổi bật của máy bơm ly tâm trục ngang (03.01.2025)
- Máy bơm nước ly tâm Adelino (26.12.2024)
- MÁY BƠM CHÌM HÚT BÙN NƯỚC THẢI ADELINO (18.12.2024)
- Máy bơm lưu lượng ADELINO 750W (10.12.2024)
- Máy bơm nước Adelino - Công nghệ Đức (05.12.2024)
- Bơm tăng áp biến tần Adelino AZ200 (28.11.2024)
- Bơm Biến Tần Adelino (08.11.2024)
- Máy bơm công nghiệp Adelino (05.11.2024)
- Chọn máy bơm tăng áp biến tần (31.10.2024)
- Máy bơm nước ly tâm 1HP (28.10.2024)
- Chống cát vào guồng bơm máy bơm giếng khoan (25.10.2024)